Posts Tagged ‘Phong Thủy Nhà Ở’

Phòng khách là nơi tiếp khách, có thể xem là một nơi trung tâm, cũng khá quan trọng trong gia đình. Đây là nơi họp mặt của gia đình, người thân và bạn bè trong những buổi tiệc, liên hoan thân mật và ấm cúng. Vì vậy, đương nhiên phải bố trí phòng khách ở những nơi có nhiều vượng khí, ở các cung tốt của ngôi nhà.

Đối với phòng khách, cần lưu ý một số điểm như sau:
  • Về phong thủy, phòng khách nên toạ cát, hướng cát, nghĩa là được đặt ở vị trí tốt và hướng về hướng tốt.
  • Mỗi người (chồng và vợ) phải có một ghế chủ không thay đổi, xoay theo hướng cát của mỗi người.
  • Cửa phòng khách kỵ đối diện với cửa phòng khác.
  • Tầm nhìn từ phòng khách phải xuyên suốt, không nên bị che chắn.
  • Trần phòng khách có thể trang trí lồi lõm, hoặc có phù điêu không sao cả.
  • Trong phòng khách, không nên có những vật phản quang, vì phòng là nơi tụ khí, nếu đặt vật phản quang sẽ tản khí tốt hoặc mang những luồng khí xấu phân bố khắp phòng.
  • Phòng khách nên dùng các loại đèn không phải hình ống, nhất là đèn “tuýp”.
  • Không nên để cầu thang cuốn ở trong phòng khách.
  • Nên dùng một bộ salon đầy đủ cho phòng khách, không nên dùng nửa bộ hoặc cọc cạch.
  • Một phòng khách lý tưởng không nên có phòng ngủ phía sau.
  • Nếu nhà có hai phòng khách thì diện tích phải một lớn, một nhỏ, bố trí lớn ở trước, nhỏ phía sau.
  • Phòng khách không nên quá gần với gian bếp.
  • Nền phòng khách phải thật bằng phẳng, và nếu có thể thì nên cao hơn các phòng khác.

Hai bài trước chúng ta đã tìm hiểu về cách dụng cửa trong phong thuỷ ứng dụng cho hướng nhà tu tạo. Bài này chúng ta tiếp tục nghiên cứu về bếp, một trong ba trọng yếu của môn-táo-chủ đã giới thiệu trong bái 1.
Bếp là một yếu tố rất quan trọng, vì mọi bệnh tật, vệ sinh đều sinh ra từ đây. Bếp nên toạ hung hướng cát, nghĩa là đặt ở chỗ xấu và hướng đến chỗ tốt.
Hướng bếp có thể hiểu là hướng cửa bếp đối với bếp lò, bếp dầu, hướng công tắc điều khiển đối với bếp điện, bếp gas. Để dễ hình dung về hướng bếp, xem hướng mũi tên cam ở hình dưới:

Một số lưu ý thêm về một căn bếp hợp phong thủy cho ngôi nhà của bạn:

  • Bếp gas không được đối diện với đầu vòi nước mà nên cùng phía, vì Vòi nước (Thủy) khắc Bếp (Hỏa).
  • Tối kỵ đặt bếp giữa hai vòi nước, tạo thành quẻ Ly “Nhị âm Nhất dương”, không tốt.
  • Tối kỵ đặt bếp cạnh phòng ngủ, phòng vệ sinh hay phòng thờ (đặt giữa hai phòng ngủ là đại kỵ)
  • Nền phòng bếp nên bằng phẳng và thấp hơn các phòng khác
  • Gian bếp tối kỵ lộ thiên hay ở phía trước, tối kỵ có dạng hình tròn hay bán nguyệt
  • Màu sơn gian bếp nên dùng màu nhạt, kỵ màu đậm
  • Bếp nên tránh có cửa sổ phía sau
  • Cửa nhà bếp không mở thẳng với cửa phòng ngủ, hay nhà vệ sinh
  • Chậu rửa trong bếp, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu.

Nhà xui thì đổi hướng bếp, dân gian thường kháo nhau như vậy. Nhà bếp còn được dùng để khắc chế nhà bị hung hướng. Khi dương trạch vi phạm bát san ở vào thế hung hướng, thì bếp là giải pháp hữu hiệu trong môn – táo – chủ.

  • Nếu hướng nhà là tuyệt mạng, thì hướng bếp xoay về thiên ý để khắc chế.
  • Nếu hướng nhà là ngũ quỉ, thì hướng bếp xoay về sinh khí để khắc chế.
  • Nếu hướng nhà là lục sát, thì hướng bếp xoay về diên niên (phúc đức) để khắc chế.
  • Nếu hướng nhà là hoạ hại, thì hướng bếp xoay về phục vị để khắc chế.

(more…)

Trong Bài 1 về Phong thủy trong việc lựa chọn cửa, bài viết đã đưa ra một số kiến thức về phong thủy trong việc chọn cửa để tạo vận khí tốt cho gia chủ. Tiếp theo, bài này sẽ cung cấp thêm một số thông tin về những điều nên làm, nên tránh, và kích thước chi tiết cho từng loại cửa nhà.
Nên làm
  • Các cửa từ ngoài vào trong nhỏ dần theo dạng loa kèn là phù hợp. Lưu ý kích thước cửa là điều quan trọng, một cửa ra vào phải tương đương vừa cỡ với căn nhà hay kích thước từng phòng.
  • Một cái cửa nhỏ thì không đủ chỗ cho khí tốt đi vào. Một cái cửa lớn quá rộng ở trong nhà hay trong phòng khí tràn ngập vào phòng cho nên của cải và dịp may có vào bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể giữ được bền bỉ.
Kiêng kỵ
  • Nếu nhà có sân, tâm cửa ngoài (cổng) và cửa chính không nối thành một đường thẳng là hung, nên bố trí lệch nhau, theo nguyên tắc “Hỷ hồi truyền nhi kỵ trực xung”, cửa sau không được lớn hơn cửa trước, cửa bếp không được thẳng với miệng lò, cửa nhà vệ sinh không mở thẳng vào bếp. Trong các loại cửa thì cửa chính (cũng là hướng nhà) là quan trọng nhất.
  • Tránh cửa ngáng cửa, xem hình dưới đây:
  • Để cho nhà cửa văn phòng có sự hòa điệu, một tình trạng khác cần tránh là một hành lang nhỏ có nhiều cửa ra vào, mỗi của là một cái “mồm” khác nhau với tiếng nói riêng của nó.
  • Một cửa ra vào cuối hành lang dài sẽ làm dòng khí di chuyển nhanh, điều này làm sức khỏe người nhà nguy hiểm hay làm cho cảm thấy bứt rứt không yên tác động vào thần kinh, dễ làm họ nổi giận, nó cũng có thể gây tử vong và cản trở dịp may và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, làm ăn.
  • Nên tránh đặt ba cửa ra vào và cửa sổ hay nhiều hơn nữa trong một loạt nối tiếp nhau, lý do là sắp cửa thẳng hàng có thể ảnh hưởng đến hoạt động trong gia đình. Cửa ra vào là miệng mồm của cha mẹ, cửa sổ là tiếng nói của các con.
  • Nếu tỉ lệ cửa sổ nhiều hơn 3/1 thì gây tranh cãi vì quá nhiều ý kiến, con cái hay cãi lời cha mẹ. Nếu cửa sổ to rộng hơn cửa ra vào thì trẻ con có khuynh hướng coi thường chỉ bảo, kỷ luật của cha mẹ, Một cửa sổ rộng lớn với những ô nhỏ thì được.
Kích thước chi tiết 

Dưới đây là một số kích thước các loại cửa được dùng trong xây cất hoặc tu tạo nhà cửa, có tính tham khảo do một số nhà phong thủy kinh nghiệm lâu năm cung cấp:

1. Cửa chính ở tầng trệt hay trên lầu: 

+ Cao: 2,30 – 2,52 – 2,72 – 2,92 (mét)

+ Rộng: 1,46 – 1,62 – 1,90 – 2,32 – 2,46 – 2,92 – 3,12 – 3,32 – 3,72 – 4,12 – 4,56 – 4,80 (mét)

2. Cửa 1 cánh, cửa 2 cánh, cửa hậu hoặc cửa phụ:

+ Cao: 2,10 – 2,30 – 2,52 – 2,72 (mét)

+ Rộng: 0,81 – 1,07 – 1,25 – 1,46 – 1,90 – 2,12 (mét)

3. Cửa thông phòng: cửa này thường không có cánh, có thể phủ rèm thưa, treo màn

+ Cao: 1,90 – 2,10 – 2,12 (mét)

+ Rộng: 0,80 – 1,06 – 1,22 (mét)

4. Cửa phòng ngủ của gia chủ

+ Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét)

+ Rộng: 0,82 – 1,04 – 1,24 (mét)

5. Cửa phòng ngủ con trong tuổi còn đi học 

+ Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét)

+ Rộng: 0,82 – 1,06 – 1,26 (mét)

6. Cửa phòng tắm và phòng vệ sinh

+ Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét)

+ Rộng: 0,68 – 0,82 – 1,02 (mét)

7. Phòng con đã có việc làm và phòng khách vãng lai

+ Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét)

+ Rộng: 0,85 – 1,05 – 1,2 (mét)

8. Cửa nhà xe và cửa nhà kho

Kích thước nên tính tương ứng với kích thước của chính tầng trệt nhưng nhỏ hơn một nấc trên thước Lỗ Ban.

9. Cửa sổ

Tùy nghi sử dụng, không theo kích thước địa lý, vì cửa sổ không phải là cửa xuất nhập, cửa đi ra vào. Thông thường tổng diện tích cửa sổ bằng 3 lần tổng diện tích cửa chính.

10. Cửa cổng ngõ 

Khi nào có đà ngang xây trên 2 đầu trụ cổng thì mới theo kích thước địa lý. Còn cổng không có đà ngang thì không cần theo kích thước địa lý.

(more…)

Cửa là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy, là vùng lưu thông của khí, nằm trong dương trạch tam yếu “môn – táo – chủ”, nghĩa là “cửa – bếp – phòng ngủ”. Theo phong thủy, môn mệnh phải tương phối,  hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài. Cần lưu ý là chọn hướng theo mệnh của người chồng (dương), thay vì vợ (âm), vì xây nhà là việc dương cơ nên người nam làm sẽ tốt hơn.

Trước khi tìm hiểu về quy cách làm cửa, cần phải nắm vững các khái niệm cơ bản sau đây:

+ Hướng nhà: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền nhà

+ Mặt tiền: là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà

+ Tọa sơn: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà

+ Mặt hậu: là mặt đối diện với mặt tiền nhà, ta còn gọi là lưng nhà.

+ Hướng cửa, cổng: là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (vị của cửa)

Do vậy, muốn xác định hướng nhà hay toạ sơn của nhà (từ chuyên môn là “sơn hướng”) thì không cần xác định tâm nhà. Còn muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm nhà. Việc xác định tâm của nhà được gọi là “lập cực”. Tuỳ vào mệnh của gia chủ mà xác định được hướng và vị cửa cho tốt.

(more…)

 

Ngôi nhà ở gần như là sự nghiệp của cả đời mỗi con người nên khi có điều kiện để xây nhà hoặc mua cho mình một ngôi nhà, ai cũng mong cho ngôi nhà của mình sẽ mang đến cho bản thân và toàn thể gia đình thật nhiều may mắn, công danh sự nghiệp hiển vinh, gia đình giàu sang phú quý, con cháu thành đạt…
Chính vì vậy, theo phong tục của người Á đông nói chung và người Việt nói riêng từ xưa tới nay vẫn có phong tục dựa vào phong thuỷ khi tiến hành mua đất xây nhà.
Theo quan niệm của phong thuỷ, một ngôi nhà được chọn phù hợp về phong thuỷ sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho gia chủ về tài vận, sinh khí, sức khoẻ gọi là cát; ngược lại ở trong ngôi nhà có phương vị xấu khiến gia chủ lâu ngày phát bệnh, làm ăn lụi bại thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng cho bản thân và mọi người trong gia đình…

Download Sách tại đây – tác giả Bùi Nguyên Hồng

Nếu để ý một chút đến các yếu tố phong thủy, bạn có thể hạn chế được những rủi ro thường thấy khi xây dựng và làm mới ngôi nhà thân yêu của mình.
1. Phong thủy cho ngôi nhà đẹp
Phong thủy coi trọng địa khí lên hàng đầu, vì địa khí sẽ quyết định được mảnh đất đó có tốt cho việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe hay không. Nếu mảnh đất đó mà có “xạ khí” tức là tử khí thì cần phải hóa giải khí đất trước khi xây dựng. Nếu gia chủ không kiểm tra địa khí và thiết kế phong thủy trước khi xây dựng thì khi làm nhà trên đó sẽ rất nguy hiểm và khó hóa giải.
Thiết kế phong thủy trước khi xây dựng là để việc phân phòng, phân cổng, cửa, hướng nhà, hướng bếp, hướng ban thờ, phòng ngủ, đường nước vào và ra đúng với nguyên lý và kỹ thuật phong thủy, nhằm đảm bảo ngôi nhà xây xong thì mọi người sống trên đó được khỏe mạnh, tinh thần luôn ở trạng thái tốt. (more…)